Thông Báo Mới!


Câu 13: Trình bày quy luật từ những thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại ?.


  Quan niệm biện chứng về chất và lượng:
Quan niệm về chất và lượng của các nhà triết học cổ :

Trong quá trình phát triển ,tư tưởng triết học của triết học nhân loại cũng đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm về lượng và chât cũng như quan hệ giữa chúng. Chỉ khi phép biện chứng duy vật ra đời mới đem lại quan điểm đúng đắn về khái niệm chất và lượng và quan hệ qua lại giữa chúng. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học , chất và lượng có ý nghĩa với tư cách là những phạm trù trong triết học của AIXTOT. Ông xem chất là tất cả những cái gì làm cho sự vật nào đó . Còn lượng là tất cả những cái gì có thể phân ra thành những bộ phận cấu thành . Ông phân lượng thành hai loại số lượng và đại lượng . Ông cũng là người đầu tiên tiến tới giải quyết một vấn đề quan trọng của qui luật : vấn đề tính nhiều chất của sự vật . Từ đó, ông phân biệt sự khác nhau về hình thức với chất căn bản của sự vật – cái sẽ xuất hiện hay mất đi cùng với sự xuất hiện hay mất đi của bản thân sự vật ; ông cúng đạt được buớc tiến đáng kể trong sự nghiên cứu phạm trù độ , xem độ là cái thống nhất, cái không thẻ phân chia giữa chất và lượng .
       Henghen đã phân tích một cách tỉ mỉ sự thống nhất biện chứng , mối quan hệ qua lại , sự chuyển hoá lẫn nhau giữa chất và lượng , xem xét chất và lượng nằm trong quá trình vận động và phát triển không ngừng
Trong sự việc xem xét mối quan hệ giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất , Hêghen đặc biệt chú ý đến phạm trù bước nhảy . Chính dựa trên tư tưởng của Hêghen , Lênin đã rút ra một kết luận quang trọng là : việc thừa nhận bước nhảy hay không là tiêu chí cơ bản để xem đó là theo quan điểm biện chứng hay siêu hình.
          Tất nhiên với tư cách là nhà triết học duy tâm , Hêghen đã xem xét các phạm trù chất , lượng , độ chỉ như những nấc thang tự phát triển của tinh thần , của “ ý niệm tuỵệt đối “ chứ không phải là nấc thang nhận thức của con người đối với thế giới bên ngoài .
 Quan niệm biện chứng duy vật về lượng và chất :
Quan niệm biện chứng duy vật về chất :
      Trước hết chúng ta làm rõ khái niệm về chất . Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định của các sự vật và hiện tượng , là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
Mỗi sự vật , hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có , làm lên chính chúng . Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật , hiện tượng khác; nhờ đó mà con người mới có thể phân biệt sự vật , hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác . Con người khác với động vật chính là nhờ những tính quy định vốn có của con người có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động , có khả năng tư duy .
Thuộc tính là biểu hiện một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật trong mối quan hệ qua laị với sự vật khác . VD: khi muối vào nước ta thấy muối có tính tan , khi nếm ta biết muối có vị mặn . Tất cả những thuộc tính của muối là những cái vốn có của muối , nhưng chúng chỉ bộc lộ ra trong quan hệ của muôI với nước hay trong quan hệ của muối với vị giác của con người . Chúng ta chỉ có thể biết nhiệt độ cao hay thấp của không khí thông qua sự tác động qua lại của nó với cơ quan xúc giác của chúng ta . Để nhận thức được những thuộc tính chúng ta cần nhận thức nó trong mối quan hệ giữa các sự vật . Trong mối quan hệ cụ thể thường bộc lộ ra một thuộc tính ( một khía cạnh về chất ) của sự vật . Do vậy, để nhận thức được nhận thức được chật với tư cách là sự tổng hợp của tất cả các thuộc tính vốn có của sự vật đó , chúng ta phải nhận thức sự vật trong tổng hoà các mối quan hệ có thể có giữa sự vật đó với các sự vật khác.
      Mỗi sự vật có vô vàn thuộc tính , mỗi thuộc tính của sự vật lại có một tổng hợp những đặc trưng về chất của mình , nên khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất . Điều đó cũng có nghĩa , mỗi sự vật có vô vàn chất . Cho nên khi diễn đạt tính không thể tách rời giữa chất và sự vật cũng nhưng tính nhiều chất của nó , Ăngghen đã viết :” những chất lượng không tồn tại , mà những sự vật có chất lượnh hơn nữa , những sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn tại .

0 nhận xét:

Đăng nhận xét