3/ Phân tích nguồn gốc, bản chất của ý thức?
- Phạm trù ý thức:
+Triết học M-Lenin cho rằng ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan (tgkq). Hay ý thức chỉ là hình ảnh của tgkq được duy chuyển vào bộ óc con người và cải biến đi
+ Nói ý thức là hình ảnh chủ quan chính là sự phản ánh của con người cho nên hình ảnh đó tuy xuất phát vào tgkq nhưng vẫn phụ thuộc vào con người ở các mặt tâm sinh lí, mục đích, yêu cầu, điều kiện, hoàn cảnh của sự phản ánh… nên cùng một đối tượng phản ánh mà phản ánh khách quan có thể khác nhau thậm chí trái ngược nhau.
- Nguồn gốc của ý thức
Triết học M-Lenin cho rằng ý thức được hình thành từ hai nguồn gốc: Tự nhiên và XH.
+ Nguồn gốc tự nhiên:
~ Bộ óc người: Phải có bộ óc người phát triển cao, ý thức là thuộc tính của vật chất nhưng không phải là mọi dạng vật chất mà chỉ là một dạng vật chất được tổ chức cao đó là bộ óc người
~ Thế giới khách quan bao gồm tự nhiên và XH thuộc bên ngoài con người và chính là đối tượng nội dung của ý thức, không có tgkq thì không có gì dể ý thức phản ánh. Vậy nguồn gốc tự nhiên của ý thức là sự tương tác giữa bộ óc người và tgkq
+ Nguồn gốc XH:
~ Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào thế giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với con người thông qua lao động mà con người vươn lên đứng thẳng, đi bằng hai chân giải phóng đôi bàn tay , từ đó chế tạo ra công cụ sản xuất, nhờ lao động mà hai tay con người đạt đến trình độ khéo léo, mềm dẻo, nhờ lao động mà các giác quan phát triển, cơ cấu thức ăn thay đổi. Bộ óc người có điều kiện ý thức ra đời
~ Ngôn ngữ: Do nhu cầu trao dổi với nhau trong quá trình lao động đã làm xuất hiện ngôn ngữ, chính nhờ phương tiện này mà con người diễn đạt tư tưởng, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, biểu lộ tình cảm… và đó là quá trình hình thành ý thức con người
Như vậy: Nguồn gốc cơ bản trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là nhân tố lao động sau lao động cùng với lao động là ngôn ngữ đó là hai kích thích chủ yếu tạo ra ý thức.
- Bản chất của ý thức
+ Sự phản ánh của tgkq bởi óc người , phản ánh là mọi dạng vật chất biểu hiện ra thông qua những liên hệ, quan hệ tương đối qua lại giữa các sự vật hiện tượng. Các dạng vật chất khác nhau thì phản ánh khác nhau, phản ánh có ý thức so với các dạng phản ánh khác có đặc trưng riêng, phản ánh có quá trình theo trình tự.
~ Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng có chọn lọc
~ Định hướng hay mô hình hóa đối tượng trong tư duy.
~ Hiện thực hóa đối tượng thông qua hoạt động thực tiễn
+ Phản ánh của ý thức mang tính tích cực chủ động sáng tạo, phản ánh y nguyên, phản ánh có chọn lọc theo mục đích yêu cầu có lợi cho con người, có dự báo những khuýa cạnh mới, thuộc tính mới, ý thức không chỉ phản ánh bản chất của sự vật mà còn vạch ra quy luật của phát triển của chúng không chỉ phản ánh đúng hiện thực mà còn vạch ra khuynh hướng của hiện thực và sáng tạo hiện thực
+ Ý thức là 1 hiện tượng XH, sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với mọi hoạt động thực tiễn chịu sự chi phối không những không chỉ của quy luật tự nhiên mà còn là chủ yếu. Các qui luật Xh được gắn liền bởi nhu cầu giao tiếp XH, các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống Xh với tính năng động, ý thức đã sáng tạo hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn Xh.
8/ Tại sao nói mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động & phát triển?
-Mâu thuẫn biện chứng
Triết học M-Lenin cho rằng bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập (mđl).
+ Mặt đl la những mặt trái ngược nhau tồn tại trong sự vật hiện tượng từ các mđl hình thành mâu thuẩn biện chứng(mtbc)
+ Mtbc là mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh (đt) của các mđl liên hệ với nhau tác động qua lại lẫn nhau làm tiền đề qua lai cho nhau nhưng lại bài trừ phủ định lẫn nhau.
- Nội dung quy luật
+ Mọi sự vật hiện tượng đều là thể thống nhất của các mđl
~ Mỗi sự vật đều là thể thống nhất của các mđl có liên hệ ràng buộc lẫn nhau đó là thể thống nhất của những mâu thuẫn. Mọi sự vật đều có mâu thuẫn từ chính bản thân nó
~ Các mđl này cùng nương tựa vào nhau làm tiền đề tồn tại cho nhau, không có mđl này thì cũng không có mđl kia và ngược lại
~ Không có sự thống nhất của các mđl thì không tạo thành sự vật, không có sự vật cụ thể tồn tại
+ Các mđl vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
~ Sự đấu tranh của các mđl là sự tác động lẫn nhau bài trừ lẫn nhau
~ Sự vật khác nhau thì phương thức đấu tranh cũng khác nhau. Sự đấu tranh của các mđl diễn ra trong tự nhiên khác với XH và trong tư duy.
~ Sự đấu tranh giữa các mđl đưa đến sự chuyển hóa giữa các mđl
~ Có thể làm thay đổi các yếu tố các bộ phận của mỗi mđl, có thể làm cho hai mđl chuyển hóa lên một trình dộ cao hơn cũng có thể làm cho hai mđl mất đi hình thành 2 mđl mới.
~ Chuyển hóa các mđl nhất thiết phải thông qua quá trình đấu tranh giữa các mđl
+ Đấu tranh giữa các mđl là nguồn gốc động lực của sự phát triển
~ Sự vật là thể thống nhất của các mặt đối lập chừng nào thể thống nhất này còn tồn tại thì sự vật còn tồn tại
~ Đấu tranh của các mđl làm cho thể thống nhất củ mất đi thể thống nhất mới được xác lập lại và phát triển.
+ đấu tranh giữa các mđl là tuyệt đối còn thống nhất là tương đối.
~ Sự thống nhất của các mđl là tương đối bởi vì bất cứ sự thống nhất nào cũng là sự thống nhất có điều kiện tạm thời gắn với đứng im tương đối của các sự vật đó …. Các mđl phù hợp đồng nhất bắt ngang nhau và đây là trạng thái cân bằng tương quan giữa 2mđl.
~ đấu tranh là sự tuyệt đối bởi vì diễn ra lien tục trong suốt quá trình tồn tại của các mđl, ngay trong thống nhất vẫn còn đấu tranh và đấu tranh làm thể thống nhất cũ mất đi thể thống nhất mới ra dời và tiếp tục đấu tranh gắn liền vận động ma vận động vật chất là tuyệt nên đấu tranh là tuyệt đối
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động phát triển của sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng.
+ Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.
+ Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn- phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức phương tiện và lực lượng giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín mùi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét