Pages

Pages

CÂU HỎI ÔN TẬP CN_Mac-Le nin C210DH01

Câu 1:  Thực tiễn là gì? Trình bày vấn đề cơ bản của thực tiễn ?
*.Thực tiến la toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan.
- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.
- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đông bản năng của động vật.
- Có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
- hoạt động thực tiễn rất đa dạng, cơ bản có 3 hình thức:
+ Hoạt động sản xuất vật chất
+ Hoạt động chính trị - xã hội.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học (Nhằm tạo ra môi trường giống hoặc gần giống môi trường sống bên ngoài: hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan trọng).
- Trong 3 hoạt động trên, hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quan trọng nhất, là cơ sở cho các hoạt động khác của con người và cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
vấn đề cơ bản của thực tiễn:
Con người luôn luôn có nhu cầu khách quan là phải giải thích và cải tạo thế giới, điều đó bắt buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình, làm cho các sự vật vận động, biến đổi qua đó bộc lộ các thuộc tính, những mối liên hệ bên trong. Các thuộc tính và mối liên hệ đó được con người ghi nhận chuyển thành những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất các quy luật phát triển của thế giới. Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu cần đo đạc diện tích, đo sức chứa của các bình mà toán học ra đời và phát triển... Suy cho đến cùng không có một lĩnh vực nào lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ hướng dẫn thực tiễn.
Mặt khác, nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgíc không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại, có tác dụng “nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới. Chẳng hạn, từ công việc điều hành, tổ chức nền sản xuất... mà đòi hỏi các môn khoa học quản lý ra đời và phát triển.
Hơn nữa, nhận thức ra đời và không ngừng hoàn thiện trước hết không phải vì bản thân nhận thức mà là vì thực tiễn, nhằm giải đáp các vấn đề thực tiễn đặt ra và để chỉ đạo, định hướng hoạt động thực tiễn. Chẳng hạn, các môn khoa học quản lý ra đời nhằm giúp các nhà quản lý tìm ra các biện pháp nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy, thực tiễn vừa là cơ sở, động lực vừa là mục đích của nhận thức. Không những thế thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả nhận thức, kiểm tra chân lý. Bởi vì nhận thức thường diễn ra trong cả quá trình bao gồm các hình thức trực tiếp và gián tiếp, điều đó không thể tránh khỏi tình trạng là kết quả nhận thức không phản ánh đầy đủ các thuộc tính của sự vật. Mặt khác, trong quá trình hình thành kết quả nhận thức thì các sự vật cần nhận thức không đứng yên mà nằm trong quá trình vận động không ngừng. Trong quá trình đó, nhiều thuộc tính, nhiều mối quan hệ mới đã bộc lộ mà nhận thức chưa kịp phản ánh. Để phát hiện mức độ chính xác, đầy đủ của kết quả nhận thức phải dựa vào thực tiễn. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy cho cùng không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn. Qua thực tiễn để bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện kết quả nhận thức. C. Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”. 


Câu 2: Neu định nghĩa vật chất của V.I.Lênin. Trinh bay phương thức tồn tại của vật chất.
a. Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin:

Lênin định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại ,chụp lại phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
* Một là: vật chất là một phạm trù triết học.
* Hai là: Các sự vật hiện tượng riêng lẻ (gọi là vật thể) có vô vàn những thuộc tính khác nhau, nhưng dù chúng là gì thì cũng có một thuộc tính chung, lặp đi, lặp lại trong tất cả mọi vật đó là “thực tại khách quan”, xem như là tiêu chí duy nhất để xác định vật chất và phân biệt với những cái không phải là vật chất trong thế giới.
* Ba là: Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh.

b. Phương thức tồn tại của vật chất:
*Vận động
“Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”
Định nghĩa trên khẳng định không có vận động thì vật chất không tồn tại. Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất nên vận động và vật chất không tách rời nhau. Bất kỳ ở đâu và khi nào, có vật chất thì có vận động, có vận động là có vật chất. Sự vận động của vật chất là vĩnh viễn.
*Không gian và thời gian
Không gian và thời gian là thuộc tính vốn có của vật chất, gắn liền với vật chất, vận động. Vật chất tồn tại khách quan, nên không gian, thời gian cũng tồn tại khách quan và có tính khách quan.
Không gian là hình thức tồn tại của vật chất, là sự cùng tồn tại của các dạng vật chất, kết cấu, quy mô, và sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật và hiện tượng. Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, là độ dài diễn biễn của các quá trình, sự kế tiếp nhau trong vận động và phát triển.

ý nghĩa :
định nghĩa đã góp phần giải quyết 1 cách triệt để vấn đề cơ bản và triết học trên thế giới quan duy vậ khoa học biện chứng . khắc phục quan điểm duy tân chủ nghĩa duy hình , bất khả thi.
góp phần định hướng và thúc đẩy sự pt khoa học tự nhiên
góp phần mở rộng quan niệm vật chất trong xh


Câu 3:  Phân tích nguồn gốc, bản chất của ý thức?

1.Nguồn gốc của ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử - xã hội. Vì vậy, để hiểu đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức cần phải xem xét nguồn gốc của ý thức trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội.

- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: là bộ óc con người và hoạt động của nó cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người, từ đó tạo ra khả năng hình thành ý thức của con người về thế giới khách quan.

Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc.

Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh của vật chất, phản ánh năng động, sáng tạo. Nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động, lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản ánh năng động, sáng tạo này được gọi là ý thức.

- Ý thức là thuộc tính của bộ não người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người. Bộ não người và sự tác động của thế giới vật chất xung quanh lên bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

- Nguồn gốc xã hội của ý thức: sự ra đời của ý thức gắn liền với hoạt động lao động và ngôn ngữ.

Lao động là hoạt động đặc thù của con người, hoạt động bản chất người. Đó là hoạt động chủ động, sáng tạo và có mục đích; là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, làm biến đổi giới tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.

Nhờ có lao động, bộ não con người phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người cũng ngày càng phát triển. Hoạt động lao động của con người đã làm cho bộ óc người có năng lực phản ánh sáng tạo về thế giới; đồng thời hình thành và phát triển ý thức. Ý thức với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo không thể có được bên ngoài quá trình con người lao động làm biến đổi thế giới xung quanh.

Lao động là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ.

Ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Như vậy, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là nhân tố lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, đã làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.

2.Bản chất và kết cấu của ý thức
- Bản chất của ý thức
+ Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm - sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận.

Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những ý tưởng, giả thuyết, huyền thoại, v.v… trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan (tâm lý, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu, v.v…) của con người.

Theo C.Mác, ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó” .

+ Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.

Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật xã hội; được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.


Câu 4:  Vai trò của thực tiễn và nhận thức? Thực tiễn là gì?
Vai trò của thực tiễn và nhận thức:
Thực tiễn là gì?
Thực tiến la toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan.
- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.
- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đông bản năng của động vật.
- Có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
- hoạt động thực tiễn rất đa dạng, cơ bản có 3 hình thức:
+ Hoạt động sản xuất vật chất
+ Hoạt động chính trị - xã hội.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học (Nhằm tạo ra môi trường giống hoặc gần giống môi trường sống bên ngoài: hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan trọng).
- Trong 3 hoạt động trên, hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quan trọng nhất, là cơ sở cho các hoạt động khác của con người và cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
vấn đề cơ bản của thực tiễn:
* Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau, trong đó thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và là cơ sở của chân lý.
a) Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc, động lực của nhận thức
- Con người muốn tồn tại thì phải lao động sx để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con người, muốn lao động sx con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh. Vậy, hoạt động thực tiễn tạo ra động lực đầu tiên để con người nhận thức thế giới.
- Trong hoạt động thực tiễn , con người dung cac song cụ, các phương tiện để tác động vào thế giới, làm thế giới bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động; con người nắm bắt lấy các đặc điểm thuộc tính đó, dần dần hình thành tri thức về thế giới.
- Trong hoạt động thực tiễn, con ngườidần tự hoàn thiện bản than mình, các giác quan của con người ngày càng phát triển. do đó, làm tăng khả năng nhận thức của con người về thế giới.
- Trong bản thân nhận thức có động lực trí tuệ. Nhưng suy cho cùng thì đông lực cơ bản của nhận thức là thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn con người đã vấp phải nhiều trở ngại, khó khăn và thất bại. Điều đó buộc con người phải giải đáp những câu hỏi do thực tiễn đặt ra. Ănghen nói: Chính thực tiễn đã “đặt hàng” cho cac nhà khoa học phải giải đáp những bế tắc của thực tiễn (ngày càng nhiều ngành khoa học mới ra đời để đấp ứng yêu cầu của thực tiễn như KH vật liệu mới, KH đại dương, KH vũ trụ…)
- Trong hoạt động thực tiễn, con người chế tạo ra các công cụ, phương tiện có tác dụng nối dài các giác quan, nhờ vậy làm tăng khả năng nhận thức của con người về thế giới.
b) Thực tiễn là mục đích của nhận thức:  Mục đích của mọi nhận thức không phải vì bản thân nhận thức, mà vì thực tiễn nhằm cải biến giới tự nhiên, biến đổi xã hội vì nhu cầu của con người. Mọi lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng vào thực tiễn.
c) Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Làm sao để nhận biết được nhận thức của con người đúng hay sai? Tiêu chuẩn để đánh giá cuối cùng không nằm trong lý luận, trong nhận thức mà ở thực tiễn. Khi nhận thức được xác nhận là đúng, nhận thức đó sẽ trở thành chân lý.
Tuy nhiên cũng có trường hợp không nhất thiết phải qua thực tiễn khiêpr nghiệm mới biết nhận thức đó là đúng hay sai, mà có thể thông qua quy tắc logic vẫn có thể biết được nhận thức đó là thế nào. Nhưng xét đến cùng thì những nguyên tắc đó cũng đã được chứng minh từ trong thực tiễn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính tương đối:
Tuyệt đối là ở chỗ: Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn có khả năngg xác định cái đúng, bác bỏ cái sai.
Là tương đối ở chỗ: Thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng, bác bỏ cái sai một cách tức thì. Hơn nữa, bản thân thực tiễn không đứng yên một chỗ mà biến đổi và phát triển liên tục, nên nó không cho phép người ta hiểu biết bất kỳ một cái gì hóa thành chân lý vĩnh viễn.
d ) Ý nghĩa phương pháp luận:
- Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đòi hỏi phải quán triệt quan điểm thực tiễn: việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn.
- Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành. Xa rời thực tiễn dẫn đến bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.
- Nhưng không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.


Câu 5:  Trình bày qui luật thống nhất của các mặt đối lập?
* Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan trọng nhất – hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.

*Nội dung quy luật

- Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập để diễn đạt mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật – tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật.

- Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:

+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.

+ Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.

* Ý nghĩa phương pháp luận

- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng.

- Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.

- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn – phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi. 



Cau 6:  Quy luật phủ định của phủ định?
Khái Niệm Phủ Định Và Phủ Định Biện Chứng
Trong thế giới hiện tượng, vật chất các sự vật luôn luôn biến chuyển thay đổi, sinh ra, tồn tại và mất đi. Sự vật cũ mất đi được thay bằng những sự vật, hiện tượng mới, sự thay thế đó được gọi là sự phủ định. Sự phủ định sự vật này là một quy trình tất yếu trong quá trình vận động và phát triển sự vật mà không phải phủ định là xoá bỏ hoàn toàn cái cũ như các nhà siêu hình học nhìn nhận.
Theo triết Marx, phủ định phải là phủ định biện chứng, tức là sự phủ định tạo tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, từ cái cũ thành cái mới, hoàn thiện, phức tạp và cao cấp hơn cái cũ. Tuy nhiên, phủ định biện chứng là sự phủ định tự thân, từ sự phát triển tự thân nên phủ định biện chứng mang những đặc trưng cơ bản sau:
a. Tính Khách Quan: các sự vật luôn luôn nằm trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển do sự đấu tranh giải quyết những mâu thuẫn bên trong của các sự vật. Từ đấu tranh các mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển không ngừng, do vậy, phủ định biện chứng luôn mang tính khách quan trong quá trình vận động và phát triển.
b. Tính Kế Thừa. Phủ định là phát triển tự thân của sự vật nên nó không phải thủ tiêu cái cũ mà là gạt bỏ những cái xấu, không tốt, lạc hậu để tiếp thu, chọn lọc những cái hay, cái đẹp khi hình thành cái mới. Do vậy, cái mới đó được hình thành từ cơ sở chọn lọc của cái cũ. Cái mới là mới từ cái cũ và cái cũ là cũ của cái mới. Giữa cái cũ và cái mới có mối liên hệ và khắng khít với nhau. Đó chính là tính kế thừa của phép phủ định biện chứng.
Trong quá trình phủ định biện chứng, phủ định đồng thời cũng là khẳng định, phủ định mặt xấu, tiêu cực còn khẳng định những mặt tích cực, tốt đẹp. Do vậy, cái mới có mặt là một phần tất yếu, xuất phát từ cái cũ nhưng khác chất cái cũ. Và tất nhiên, quy trình phủ định biện chứng cần phải đảm bảo được ba điều kiện sau:1) Tính thời đại. 2) Tính dân tộc. 3) Tính mỹ thuật.

2. Nội Dung Quy Luật Phủ Định Cái Phủ Định
Trong quá trình vận động và phát triển, sự vật mới được ra đời trên cơ sở khẳng định và phủ định sự vật cũ. Khi hai mặt mâu thuẫn đấu tranh với nhau mà vượt qua giới hạn độ thì sự vật mới ra đời, phủ định biện chứng có mặt. Thế nhưng sự vật không dừng lại ở đó mà nó lại tiếp tục đấu tranh giữa các mặt mâu thuẫn mới và một lần nữa cái mới đó bị cái mới hơn phủ định. Quá trình phủ định hai lần đó được gọi là Phủ định của phủ định và từ đây “sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển”.[1]
Quá trình phủ định cái phủ định của sự vật đó làm xuất hiện những sự vật mới là kết quả tổng hợp tất cả các yếu tố tích cực mới được bổ sung và từ những lần khẳng định và phủ định trước đó. Quy luật phát triển liên tục, điểm kết thúc của chu kỳ này lại là điểm bắt đầu của một chu kỳ mới. Do vậy, kết quả phủ định cái phủ định luôn luôn bao giờ cũng có hình thức mới hơn, có nội dung toàn diện và phong phú hơn những cái ban đầu.
Tuy nhiên, sự tiến lên của sự vật không theo con đường thẳng tắp mà được diễn ra theo hình “xoắn ốc”. Bởi “sự phát triển theo đường “xoắn ốc” là biểu thị sự rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên”.[2]
Khi nghiên cứu về Quy luật phủ định của phủ định chúng ta không nên máy móc trong nhận thức. Nghĩa là chúng ta không nên khăng khăng cho rằng sự vật, hiện tượng phải đủ hai lần phủ định mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Thực ra, có nhiều sự phát triển còn cần nhiều hơn cả con số hai lần phủ định như thế, hai lần là con số tối thiểu, chẳng hạn quá trình biến đổi trứng thành con tằm. Do vậy, trong vấn đề nhận thức quy luật này, chúng ta cần phải linh hoạt, không được máy móc. Không nên lấy cái cố định để ràng buộc cái bất định, nếu làm như thế là đi sai với quy luật và đó là một sai lầm.
3. Ý Nghĩa Phương Pháp Luận
Từ việc nghiên cứu quy luật phủ định của phủ định trên, chúng ta rút ra được một số ý nghĩa phương pháp luận sau:
- Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức được tính đúng đắn và tất yếu của sự vật bởi phát triển là khuynh hướng chung, do đó cái mới bao giờ cũng chiến thắng. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường đường thẳng mà con đường xoắn ốc: quanh co, phức tạp với nhiều chu kỳ và giai đoạn trung gian.
- Sự vật ra đời sau luôn là cái mới, cái tiến bộ hơn cái trước thế nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, có nhiều lúc, cái mới lại là cái thụt lùi so với cái cũ, thế nhưng sự thụt lùi đó là những bước thụt lùi trong quá trình phát triển chung của nó.
- Nhận thức được quy luật này chúng ta sẽ biết cách tác động phù hợp sao cho sự vật phát triển nhanh hay chậm, tránh được những nhận thức sai lầm, chủ quan duy ý chí và bảo thủ trong công việc và trong các hiện tượng xã hội. Đồng thời cần phải chống thái độ phủ định sạch trơn hoàn toàn không có gì, coi thường giá trị truyền thống mà cần phải biết phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển. 


Câu 7:  Trình bày quy luật từ sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất.
Đây là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra cách thức của sự vận động, phát triển.

* Nội dung quy luật:
- Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của 2 mặt chất và lượng và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: chất, lượng, thuộc tính, độ, điểm nút, bước nhảy để diễn đạt mối quan hệ giữa chất và lượng trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng – cách thức vận động, phát triển.

- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng.
+ Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Sự thống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác. Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn đinh, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (điểm nút) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy. Như vậy, khi lựợng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lựợng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận. Đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát triển.

+ Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.

* Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.

- Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy.

- Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy.

- Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp thời.

- Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện chin muồi.

Cau 8:  Tại sao nói mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động & phát triển?

Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là: sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời ; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất(…) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyễn hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới ; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. V.I. Lênin viết: “ Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật . Do đó mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét