Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng
tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn
biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập.
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với
sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự
vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là: sự thống nhất của các mặt đối lập
là tương đối, tạm thời ; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối.
V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất(…) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời,
thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt
đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì
đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt
đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện
mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau.
Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập
xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyễn hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được
giải quyết. Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới ; sự
vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. V.I. Lênin viết: “ Sự phát triển là một
cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Tuy nhiên, không có thống nhất của các
mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động
và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi.
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính
thay đổi của sự vật . Do đó mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự
phát triển.
dài quá!
Trả lờiXóaDài wa thế này thì hk kiểu j
Trả lờiXóaTuy dài nhưng rất hay và đầy đủ
Trả lờiXóaĐầy đủ, nội dung
Trả lờiXóahay nhưng không thích hợp để dùng trong các bài kiểm tra. Khó hiểu đối với nhiều học sinh. Chưa khái quát ngắn gọn và hơi trừu tượng
Quá dài
Trả lờiXóaBài viết này còn thiếu nhiều thứ lắm. Hôm qua, mình vào đây https://myhocdaicuong.com tra cứu thêm thì phát hiện có đáp án để giải luôn
Trả lờiXóa